- Về mặt Giải phẫu: Tuyến tiền liệt (TTL) hình nón ngược, nằm sau phúc mạc, bao quanh cổ bàng quang và niệu đạo, ở người trường thành nặng khoảng 20gram
- Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH: benign prostatic hyperplasia): được chẩn đoán thông qua xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Đặc trưng về phương diện giải phẫu bệnh lý là sự tăng sinh lành tính của tế bào cơ, tổ chức liên kết và/hoặc tế bào tuyến. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (thuật ngữ khác: u xơ tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt…) là bệnh lý gặp ở nam giới lớn tuổi do tuyến tăng sinh. Tỷ lệ mắc bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TTL) tăng lên theo tuổi. Người ta ước tính khoảng 50% nam giới bị tăng sinh lành tínhTTL khi ở tuổi 50-60, và 90% khi ở tuổi 80-90. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở nam giới trên 50 tuổi, thì có khoảng 40,5% có triệu chứng đường tiểu dưới (TCĐTD); 26,9% có tuyến tiền liệt (TTL) lớn lành tính (BPE) và khoảng 17,3% có tình trạng dòng tiểu kém nghi ngờ có tình trạng tắc nghẽn do TTL lành tính (BPO). Từ tuổi 50 đến 80, thể tích TTL có sự tăng lên đáng kể (từ 24 lên 38ml) và tốc độ dòng tiểu giảm đi rõ (từ 22,113,7ml/s)
- Tuyến tiền liệt lớn lành tính (BPE: benign prostatic enlargement): TTL của người trưởng thành khoảng 25ml. Gọi là TTL lớn khi thể tích>25ml. Đo thể tích chính xác cần dựa vào siêu âm qua trực tràng
- Tắc nghẽn do tuyến tiền liệt lành tính (PBO: benign prostatic obstruction): xảy ra bởi sự chèn ép niệu đạo do tăng sinh lành tính TTL hoặc do TTL lớn lành tính
- Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS: lower urinary tract symptoms):bao gồm các triệu chứng đường tiểu dưới do tình trạng kích thích bàng quang, tắc nghẽn ở niệu đạo, các triệu chứng xuất hiện sau khi đi tiểu.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới (BOO: bladder outlet obstruction) xảy ra do tình trạng hẹp cơ học đoạn từ cổ bàng quang đến miệng sáo (lỗ tiểu ngoài)
CÁC THÔNG SỐ CẬN LÂM SÀNG CẦN THEO DÕI:
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu: nhằm xác định sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn
đường tiết niệu (NKĐTN) (nitrite, bạch cầu niệu); các chỉ số khác như hồng cầu
niệu, đường niệu, v.v. - Xét nghiệm máu:
+ Đánh giá chức năng thận: định lượng creatinine, ure máu.
+ Xét nghiệm định lượng PSA: không thực hiện sàng lọc nhưng chỉ định cho BN
nhập viện nghi do tăng sản lành tính TTL.
◆ PSA < 4 ng/ml được cho là bình thường.
◆ PSA: 4-10 ng/ml, nếu tỉ lệ PSA tự do/toàn phần < 20% có chỉ định sinh
thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng.
◆ PSA >10 ng/ml, chỉ định sinh thiết TTL qua trực tràng.
Chú ý: PSA có thể tăng theo thể tích tổ chức TTL, hoặc trong các trường hợp viêm TTL, đặt
thông tiểu, bí tiểu cấp, vừa thực hiện thăm trực tràng đánh giá đặc điểm của TTL, v.v. Đối với
những BN có PSA tăng, cần thiết phải điều trị nội khoa sau đó kiểm tra lại, nếu PSA vẫn còn
cao trong giới hạn cần chỉ định sinh thiết thì mới tiến hành (xem thêm Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị ung thư tuyến tiền liệt của Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam [20]). - Siêu âm:
+ Khảo sát TTL qua đường trên xương mu hoặc qua đường trực tràng: khảo sát hình
thái, tính chất và thể tích TTL.
+ Khảo sát toàn bộ hệ tiết niệu: đánh giá tình trạng thành BQ (dày thành BQ, túi
thừa BQ, u BQ…), dị vật trong BQ (sỏi BQ), dãn đường tiết niệu trên, v.v.
+ Đo thể tích nước tiểu tồn lưu: bình thường <30ml.
- Đo tốc độ dòng tiểu (uroflowmetry): để đánh giá tốc độ dòng tiểu trung bình,
tốc độ dòng tiểu tối đa (Qmax), thể tích nước tiểu đi được, thời gian đi tiểu… Chỉ
có giá trị chẩn đoán tắc nghẽn khi thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu ≥ 150ml. Đánh
giá tình trạng tắc nghẽn đường tiểu dưới:
+ Tắc nghẽn trung bình: Qmax 10-15ml/s.
+ Tắc nghẽn nặng: Qmax <10ml/s.
CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn;
– Sỏi BQ;
– Tiểu máu tái diễn;
– Bí tiểu cấp tái diễn;
– Dãn niệu quản nguyên nhân từ tắc nghẽn do TTL lành tính;
– Túi thừa BQ
– Tăng sinh lành tính TTL/triệu chứng đường tiểu dưới có biến chứng suy thận;
– Điều trị nội khoa không hiệu quả
Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt – Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam (VUNA), NXB Y Học, 2019
Comments Facebook