Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận mạn!
Đường huyết cao hoặc không ổn định là nguyên nhân thúc đẩy bệnh suy thận mạn diễn tiến nhanh hơn và nặng hơn!
Albumin niệu là xét nghiệm bắt buộc phải làm để chẩn đoán và theo dõi độ nặng của bệnh thận mạn do bệnh tiểu đường.
Thay đổi lối sống là việc làm bắt buộc để tránh suy thận nhanh. Đó là: giảm ăn đạm (thịt chế biến sẵn) (nhu cầu đạm khoảng 0.8gram đạm/kg cân nặng người bệnh), không uống nước ngọt, giảm muối, giảm cân nặng, tập thể dục hợp lý khoảng 30 phút/ngày.
Khám chuyên khoa tiểu đường, kiểm soát đường huyết và HbA1C. Mục tiêu HbA1C là 6.5% – 8% và tùy theo tình trạng riêng của mỗi bệnh nhân. Việc hạ đường huyết cứng nhắc dễ gây cơn tụt đường huyết trong lúc ngủ, có thể dẫn đến tủ vong.
Thuốc bắt buộc tối thiểu cần phải có trong một toa thuốc bệnh nhân tiểu đường có suy thận, tăng huyết áp:
1. Thuốc hạ huyết áp loại có tác dụng bảo vệ thận
2. Thuốc hạ đường huyết loại có tác dụng bảo vệ thận
3. Thuốc bổ máu
4. Vitamin và khoáng chất
5. Có thể kèm theo thuốc lợi tiểu, thuốc hạ nhịp tim, thuốc điều trị suy tim, thuốc hạ lipid máu, thuốc hạ acid uric máu….
Bệnh nhân cần theo dõi đường huyết và huyết áp, nhịp tim mỗi ngày, nên ghi lại các chỉ số này vào sổ theo dõi và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi đi khám bệnh để có những điều chỉnh kịp thời. Bất kì tình trạng nào gây cảm giác khó chịu, thay đổi trong cơ thể đều cần phải được giải quyết nhanh chóng và triệt để, để có chất lượng sống và điều trị hiệu quả!
Nguồn tham khảo:
https://kdigo.org/wp-content/uploads/2022/10/KDIGO-2022-Clinical-Practice-Guideline-for-Diabetes-Management-in-CKD.pdf
https://daithaoduong.com/bien-chung-suy-than-do-dai-thao-duong/
Comments Facebook